Toggle navigation

So sánh gạch Ceramic và gạch Porcelain

Thị trường hiện nay nổi bật lên hai sản phẩm gạch ốp lát là Ceramic và Porcelain. Hai loại này có đặc điểm chung là đều được sản xuất từ nguyên liệu đất sét, nhưng cách thức chế tạo và tính chất thành phẩm của hai loại vẫn có sự khác nhau rõ rệt cần được phân biệt và đánh giá.
 
 
Nhìn về tổng quan, gạch Porcelain được đánh giá cao vượt trội hơn hẳn, nhưng đồng thời với đó là giá thành cũng cao hơn khá nhiều. Cụ thể và chi tiết phân biệt hai loại gạch này, chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu nhé.

Bề mặt gạch

Gạch ceramic có thể được làm thành bất kỳ màu sắc nào và thậm chí làm cho giống như các vật liệu khác như gỗ hoặc đá tự nhiên. Tuy nhiên, thiết kế trên gạch porcelain có nhiều khả năng chống chịu thiệt hại hơn cũng như thiết kế gạch porcelain được trải đều toàn bộ bề mặt. Các thiết kế trên gạch ceramic được chỉ đơn thuần là "in" trên bề mặt gạch và sau đó phủ một lớp men kính phía trên.

Ứng dụng

Gạch ceramic thích hợp cho các khu vực mà không thường chịu tác động nặng hoặc các điều kiện khắc nghiệt. Gạch ceramic có thể được áp dụng cho các kiểu khảm mosaics, dán tường, bề mặt sau sàn rửa ở bếp (backplashes), và bàn trong bếp nơi cần loại gạch được phủ nhẹ bởi lớp kính. Gạch ceramic chủ yếu được sử dụng trong nhà vì điều kiện thời tiết nóng, lạnh, hay mưa có thể làm cho gạch để trở nên yếu và dễ vỡ. Giống như đá granit, gạch ceramic có đặc tính xốp nên có thể hấp thụ chất lỏng và dễ dàng gây ra vết bẩn.
 
Bởi vì gạch porcelain bền và có khả năng chống bẩn tốt hơn, chúng có thể được sử dụng bên trong hoặc bên ngoài tường hoặc trên bàn ăn và thậm chí nơi có lưu lượng người đi qua lại nhiều trên sàn. Tuy nhiên, không phải tất cả các gạch porcelain là như nhau, có nghĩa là điều quan trọng bạn phải mua đúng loại gạch porcelain. Chẳng hạn, chỉ một số gạch porcelain được sản xuất để sử dụng ngoài trời.

Độ bền

Gạch Porcelain bền hơn so với gạch ceramic. Đặc biệt, nó ít thấm nước hơn gạch ceramic. Vì thế, gạch porcelain không sợ mưa, nước đá, hoặc các chất lỏng có thể gây bẩn hoặc hư hỏng khác.
 
Tất cả gạch ceramic phải trải qua một thử nghiệm thấm nước trong quá trình sản xuất. Gạch nung được cân trước khi chúng được đặt trong nước khoảng 24 giờ và sau đó được cân lại sau khi được mang ra khỏi nước. Những gạch có cân nặng ít hơn 0,5% sau khi ngâm nước được coi là đủ dày đặc và được phân loại vào nhóm porcelain. Gạch có trọng lượng hơn 0,5% hoặc cao hơn thế - tức là gạch hấp thụ nhiều nước hơn - được đưa vào nhóm gạch ceramic.

Giá cả

Gạch ceramic và porcelain đều không phải là quá đắt so với các vật liệu lát sàn khác, tuy nhiên gạch porcelain đắt hơn gạch ceramic. Giá cả của hai loại này thì tùy theo độ dày của gạch.

Quy cách lắp đặt

Gạch ceramic không quá dày nên dễ dàng cắt được khi được sử dụng trong dự án tự làm, nhưng chúng cũng dễ dàng bị nứt. Trong khi đó, gạch porcelain thì cứng, nhưng chúng giòn và dễ bị vỡ nếu xử lý bằng tay mà không có tay nghề. Một khi đã được lát hoặc ốp, cả hai loại gạch cũng thể hiện chức năng tương đối tốt nếu như chúng được sử dụng đúng chỗ. Tuy nhiên, dù là gì đi nữa thì quy trình lắp đặt hai loại gạch này đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp.

Đánh giá gạch Ceramic và gạch Porcelain theo tiêu chuẩn PEI

Các loại gạch ốp lát trên thị trường được đánh giá và phân loại theo 6 lớp, được đánh số từ 0 tới 5. Theo đó, gạch ở lớp 0 có độ cứng rất thấp, độ giòn cao, thường không được sử dụng cho việc lát nền sàn đi lại mà chỉ dùng trong trang trí. Tương đương, gạch ở lớp 5 đạt những tiêu chuẩn cao nhất về độ cứng, chống xước, chống mài mòn và nhiều yếu tố liên quan đến độ bền bề mặt.
Gạch Ceramic được đánh giá độ PEI đạt tiêu chuẩn lớp từ 0 đến 3.
Gạch Porcelain được đánh giá độ PEI đạt tiêu chuẩn 4 – 5.
Vậy cuối cùng, bạn đã có lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình rồi chứ?
Tin khác