Toggle navigation

Hướng dẫn cách trộn xi măng thủ công đạt tiêu chuẩn

Dù hiện nay đã có không ít phương pháp trộn xi măng như dùng máy trộn nhưng cách trộn xi măng thủ công vẫn được rất nhiều người thực hiện, đặc biệt là tại các công trình nhỏ. Vậy trộn xi măng thủ công thế nào là đạt tiêu chuẩn? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn một cách chi tiết nhất.

Một số khái niệm trong xây dựng

Vữa: Là hỗn hợp gồm xi măng, cát và nước. Vữa có tác dụng kết dính các viên gạch cùng nhau theo yêu cầu của thợ xây theo mỗi công trình riêng biệt như sân, tường, mái, cột,…

Mác bê tông: Là khả năng chịu nén của mẫu bê tông. Nếu mác bê tông càng cao thì khả năng chịu nén sẽ càng lớn
cách trộn xi măng thủ công

Công thức pha trộn xi măng thủ công

Cách trộn xi măng thủ công không khó, bạn chỉ cần trộn đúng tỷ lệ là sẽ đảm bảo chất lượng vữa. Bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

Tỷ lệ trộn xi măng cát đá = 1 xi măng + 4 cát + 6 đá

Nếu dùng thùng bê làm đơn vị đo lương thì sẽ có tỷ lệ pha trộn bê tông sau:

  • Bê tông mac 200kg/cm2 (20Mpa): 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá
  • Bê tông mac 250kg/cm2 (25Mpa): 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá
  • Bê tông mac 300kg/cm2 (30Mpa): 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Tỷ lệ trộn vữa thủ công:

  • Vữa mac 75kg/cm2: 1 bao xi măng + 10 thùng cát
  • Vữa mac 100kg/cm2: 1 bao xi măng + 8 thùng cát

Như vậy có thể thể thấy tỷ lệ giữa cát và xi măng khi tính theo thể tích sẽ là 3:1 hoặc 4:1.

Cách trộn xi măng thủ công tiêu chuẩn

Bước 1: Trộn khô

Lấy xi măng và cát theo tỷ lệ quy định để trộn khô cả 2 loại vật liệu này với nhau. Cần trộn cho đều và đến khi được một hỗn hợp đồng nhất.

Bước 2: Trộn cùng nước

Đổ nước vào hỗn hợp xi măng cát khô vừa trộn theo tỷ lệ phù hợp. Bạn cần cho nước từ từ vào hỗn hợp này rồi trộn đều. Không nên cho quá nhiều hoặc quá ít nước bởi có thể khiến vữa bị khô hoặc nhão, gây khó xây.

Chú ý: Không nên trộn quá nhiều vữa khô cùng lúc. Bạn xây đến đâu thì trộn vữa đến đó. Bởi nếu đảo vữa nhiều lần rồi để lâu sẽ khiến vữa chặt lại và gây chảy nước, khiến khả năng kết dính của vữa kém đi nhiều.

Tin khác