Toggle navigation

CÁCH XỬ LÝ GẠCH ỐP TƯỜNG BỊ BONG TRÓC ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Sau thời gian dài sử dụng, nhiều công trình thường xảy ra tình trạng bong tróc gạch ốp tường. Gạch bong tróc không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của công trình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Vậy làm sao để xử lý tình trạng này một cách đơn giản và hiệu quả? Hãy cùng TTC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

 

  1. Hiện tượng gạch ốp tường bị bong tróc

 

Hầu hết các ngôi nhà mới hoàn thiện xong đều có một diện mạo mới đẹp. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, một số mảng tường xuất hiện tình trạng gạch ốp tường bị bong tróc, khiến cho bức tường mất thẩm mỹ, căn nhà dễ bụi bẩn. Đặc biệt, khi lớp gạch ốp bị rơi rụng hẳn ra khiến cho bức tường trở nên sần sùi, lớp vữa bên trong bong tróc rất xấu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. 

 

Chưa kể, gạch ốp tường có trọng lượng khá nặng nên sẽ tiềm ẩn rủi ro cho người sử dụng nếu không may rơi từ trên cao xuống. Do đó, khi thấy có những dấu hiệu này chúng ta phải xử lý gạch ốp tường bị bong tróc ngay.

2. Đâu là nguyên nhân khiến gạch ốp tường bong tróc?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gạch ốp tường bị tróc ra. Khi xác định được nguyên nhân chính xác bạn mới có thể tìm ra hướng xử lý phù hợp.

Nguyên nhân khách quan:

Những mảng tường phải chịu sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể gặp phải hiện tượng gạch ốp lát bị tróc ra. Nguyên nhân do nhiệt độ cao khiến lớp vữa bên trong bị phồng rộp, mất sự kết dính với lớp gạch ốp.

Ngoài ra, Việt Nam là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên tình trạng muối tường cũng thường xuyên xảy ra. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch khi gặp phải nước. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa nồm hoặc ở những nơi tường ẩm ướt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng.

2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Do gạch ốp kém chất lượng: 

Sử dụng gạch chất lượng kém là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng bong tróc này. Gạch ốp lát kém chất lượng thường có độ cứng và độ chống thấm kém hơn các dòng gạch khác, nên sau một thời gian sử dụng gạch dễ bị bong tróc hơn. Bởi nước thấm vào bên trong tường sẽ làm mất đi độ bám dính của gạch.

Do chất kết dính không đảm bảo: 

Gạch ốp tường thường được cố định trên tường bằng một lớp keo dính chuyên dụng hoặc vữa xây. Vì vậy, nếu chất keo không đảm bảo chất lượng thì độ kết dính sẽ thấp, kiến gạch dễ bị bong ra khỏi bề mặt tường, gây mất thẩm mỹ. 

Ốp gạch không đúng kỹ thuật: 

Quá trình thi công gạch ốp tường không đúng kỹ thuật, trát keo dán gạch hoặc vữa không đều lên bề mặt, chỗ nhiều keo chỗ ít keo sẽ tạo ra những khoảng trống dưới gạch. Khi đó khả năng kết dính của gạch với tường không cao, gạch ốp tường bị bong. Để nhận biết được tình trạng này, thợ thi công cần gõ nhẹ lên bề mặt gạch, nếu có tiếng ộp ộp có nghĩa là vữa hoặc keo dán gạch đang được trát không đều.

Do tác động của ngoại lực: 

Nền nhà bị lún, tường nhà bị chịu các tác động từ bên ngoài gạch ốp tường sẽ bị xô đẩy, xê dịch và dẫn tới tình trạng gạch ốp tường bị bong.

3.Cách xử lý gạch ốp tường bị bong tróc

Sau đây là các bước xử lý gạch ốp tường bị bong cực dễ dàng từ TTC: 

  • Bước 1: Xác định vị trí gạch ốp tường bị bong

  • Bước 2: Chọn loại gạch phù hợp, tương đồng với các viên gạch cũ về màu sắc, kích thước, chất lượng và ngâm gạch trước khi thi công.

  • Bước 3: Gỡ bỏ hoàn toàn các viên gạch bị bong ra khỏi tường

  • Bước 4: Xuống lớp vữa cũ và làm sạch vị trí tường bị tróc

  • Bước 5: Trộn keo dán gạch hoặc vữa theo tỉ lệ tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng kết dính, trét hỗn hợp trực tiếp lên tường thật đồng đều. Bạn cũng có thể trét keo trực tiếp lên mặt sau của gạch. 

  • Bước 6: Tiến hành ốp gạch lên tường theo hàng, lưu ý để lại mạch gạch khoảng từ 2 đến 3mm để chít mạch. Tùy thuộc kích thước gạch khi ốp cần căn kích thước chuẩn để viên gạch có thể co giãn phù hợp, tránh việc bong tróc lại xảy ra.

  • Bước 7: Sau khi đã ốp toàn bộ gạch lên phần bị bong, vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch. 

  • Bước 8: Dùng keo chít mạch hoặc xi măng trắng để chít mạch gạch sao cho thẩm mỹ nhất. 

Làm xong các bước trên là bạn đã xử lý xong chỗ gạch ốp tường bị bong tróc. 

 

 

4. Lưu ý khi xử lý gạch ốp tường bị bong tróc

Trong quá trình xử lý gạch ốp tường bong tróc, bạn cũng cần lưu ý các quy tắc sau để gạch ốp tường luôn bền đẹp:

  • Gạch ốp tường có kích thước lớn cần phải có lượng keo dán gạch tương ứng, khi cần trét vào cả tường và viên gạch để giúp gạch bám chắc hơn vào tường.

  • Trước khi thực hiện xử lý gạch ốp tường bị bong cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường, đảm bảo không có bụi bẩn bám vào.

  • Ngâm gạch chỉ áp dụng cho vữa, xi măng không áp dụng khi dùng keo dán gạch.

  • Lựa chọn các sản phẩm gạch chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở những đại lý phân phối chính hãng.

  • Chọn chất kết kính chất lượng tốt để đảm bảo phù hợp với tường và gạch khi ốp.

  • Đảm bảo quá trình thi công luôn đúng kỹ thuật.

Hy vọng rằng với những gì mà TTC chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình xử lý gạch ốp lát bong tróc. Nếu như bạn đang muốn tìm một mẫu gạch ốp tường chất lượng và phù hợp thì bạn cũng có thể xem thêm mẫu gạch cao cấp của chúng tôi. Mọi thắc mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ TTC.

 
Tin khác