Toggle navigation

Cách cúng động thổ xây nhà chi tiết nhất

Động thổ là một nghi thức quan trọng trước khi tiến hành khởi công công trình mà các gia chủ rất quan tâm. Vậy cách cúng động thổ xây nhà được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nghi lễ này.

Ý nghĩa của nghi lễ cúng động thổ

Theo quan niệm xưa của ông bà, cúng động thổ là một việc vô cùng quan trọng. Mục đích chính là để gia chủ thể hiện lòng thành với các vị thần linh ngự trị trên mảnh đất đó. Cầu mong cho quá trình thi công xây dựng công trình được diễn ra suôn sẻ.

Bên cạnh đó, về mặt tinh thần điều này mang ý nghĩa khiến cho những người thực hiện cảm thấy an tâm, tâm huyết hơn với công việc. Và đồng thời giúp gia chủ và người trong gia đình được bình an, khỏe mạnh, may mắn và tài lộc.

Xem thêm: Nếu bạn đang muốn tìm một đơn vị xây nhà trọn gói uy tín

Hướng dẫn chi tiết cách cúng động thổ xây nhà

Trình tự thực hiện nghi lễ cúng động thổ xây nhà từ xưa đến nay sẽ được tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1: Chọn giờ ngày tháng tốt để khởi công

Trong cách cúng động thổ xây nhà, việc xác định ngày giờ tháng tốt hết sức quan trọng. Điều này quyết định đến sự bình an cho ngôi nhà sau này. Theo tử vi, giờ ngày tháng tốt cần phải phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Đây cũng chính là người đứng ra làm đại diện cho công trình xây dựng. Trường hợp gia chủ không hợp tuổi xây nhà thì có thể mượn tuổi của người hợp tuổi.

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng động thổ xây nhà

Sau khi đã chọn được giờ ngày tháng tốt thì việc tiếp theo là cần chuẩn bị các vật phẩm để cúng lễ. Mâm lễ phải được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo. Thông thường, cúng động thổ để khởi công xây dựng nhà cửa thường gồm các lễ vật như sau:

  • 1 bộ tam sên gồm có: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc.

  • 1 con gà và nên chọn gà trống.

  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng.

  • 1 chén gạo.

  • 1 chén muối.

  • 1 ly rượu trắng.

  • 1 bát nước.

  • 3 ly trà.

  • 1 gói thuốc lá.

  • 1 đinh vàng hoa.

  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ và kiếm trắng.

  • 5 lễ vàng tiền.

  • 2 cây đèn cầy.

  • 5 cái oản đỏ.

  • 3 hủ muối – nước – gạo.

  • 5 lá trầu, 5 quả cau hoặc là 3 miếng trầu cau đã têm.

  • 1 dĩa trái cây gồm 5 loại quả.

  • 1 bình hoa (nên chọn hoa cúc cùng 1 vài nhánh hoa khác)

  • 1 bó hương.

Xem thêm: Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc có nên thuê xây nhà trọn gói không? Hãy tìm hiểu thêm tại đây nhé.

Bước 3: Tiến hành nghi lễ

Đối với gia chủ

  • Vào thời khắc tốt đã chọn, gia chủ sẽ bày biện tất cả lễ vật lên 1 chiếc bàn. Đặt bàn ở giữa khu đất được thi công và chọn vị trí đất cao ráo, đẹp nhất.

  • Sau đó đốt 2 cây đèn và thắp 7 nén nhang với nam hoặc 9 nén nhang đối với nữ.

  • Tiếp theo cắm 3 nén nhang trên mâm cúng, 3 cây dưới đất và 1 cây để vái (đối với nữ là 3 cây).

  • Trang phục, quần áo của chủ nhà cần phải chỉnh tề, thắp nhang đèn vái 4 phương 8 hướng rồi quay vào mâm lễ để cầu khấn.

  • Gia chủ đọc văn khấn động thổ xây nhà để xin phép được làm nhà trên mảnh đất đó.

  • Sau khi đã cúng xong, nhang gần tàn, gia chủ sẽ hóa tiền vàng, giấy mã rồi rải muối gạo.

  • Tiếp theo gia chủ tự tay cuốc những phát đầu tiên hoặc có thể đặt 1 viên gạch vào chỗ đào móng để trình với thần Thổ Địa xin được động thổ.

  • Riêng 3 hũ muối – gạo – nước hãy cất đi. Để sau này khi nhập trạch thì đem để ở Bếp, nơi thờ cúng ông Táo.

  • Hoa thì cắm xuống công trình, tuyệt đối không được mang về.

Đối với đơn vị thi công công trình

  • Sau khi gia chủ đã cúng xong thì đơn vị thi công vào thắp nhang cúng và khấn vái.

Lưu ý: Bên cạnh việc khấn thổ công thần đất thì nên khấn thêm tổ nghề để quá trình thi công xây dựng được tiến hành suôn sẻ.

Đối với người mượn tuổi làm nhà

  • Cũng sẽ chuẩn bị đầy đủ tất cả lễ vật và thực hiện các bước như trên. Tuy nhiên, trước đó phải làm giấy tờ tượng trưng bán khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 100.000 đồng có làm giấy tờ (chủ nhà sẽ giữ)

Lưu ý: Khi cúng, chủ đất cần phải lánh mặt khỏi khu đất làm nhà từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất động thổ mới được trở về. Nếu xây nhà cao tầng, đổ mái lên tầng thì vẫn tiếp tục mượn người đó dâng hương, khấn lễ.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm về cách cúng động thổ xây nhà. Hy vọng bạn có thể rõ hơn những vấn đề về động thổ trước khi tìm kiếm đơn vị xây nhà để tạo dựng nên ngôi nhà mơ ước của mình.

Tin khác